Đội tuyển Việt Nam đã không bảo vệ được ngôi vô địch AFF Cup sau thất bại trước Thái Lan. Có khá là nhiều điểm trùng hợp với những gì xảy ra cách đây hơn 10 năm, ví dụ như: Đội tuyển vô địch (2008 & 2018) với lối chơi phòng ngự – phản công. Bước vào giải tiếp theo (2010 & 2020) thiếu vắng một số trụ cột, và có những thay đổi về lối chơi thiên về tấn công nhiều hơn; Kết quả đều bị loại ở bán kết với cùng kịch bản thua 0-2 ở lượt đi và hòa 0-0 ở lượt về.
Liệu lịch sử có lặp lại ?
Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử thì điều đáng sợ không phải là thất bại năm 2010, mà là những gì diễn ra sau đó, khi nền bóng đá Việt Nam lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đầu tiên là sự ra đi của HLV Calisto, tiếp đó là việc bầu Kiên cướp diễn đàn để phản đối cách điều hành của VFF vào cuối mùa giải 2011, đã báo hiệu một giai đoạn giông bão sau đó. Tại SEA Games 2011, đội tuyển U23 thi đấu bạc nhược và không có huy chương; 2 năm tiếp theo thậm chí còn tệ hại hơn khi Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng AFF 2012 và SEA Games 2013. Ở giải quốc nội, một loạt các CLB bỏ giải vì nhiều lý do khác nhau như tài chính, bán độ hay đơn giản là “ông bầu chán bóng đá” (2011: Hòa Phát Hà Nội; 2012: CLB Hà Nội (bầu Kiên), Khatoco Khánh Hòa, Navibank Sài Gòn; 2013: Sài Gòn Xuân Thành; 2014: Vissai Ninh Bình,…). Với kiến thức cá nhân về bóng đá nội thì mình tổng hợp được một số nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng 2011-2013 của bóng đá Việt Nam:
>>> Xem thông tin: Nhà cái JBO uy tín <<<
Bóng đá Việt Nam giai đoạn trước đó phát triển thiếu bền vững. Giải V-League những năm thập niên 2000 phát triển khá nóng, do nhiều doanh nghiệp nhảy vào làm bóng đá, nhiều ông bầu sẵn sàng chi tiền tỷ để lót tay cho các cầu thủ hay thưởng cho từng trận thắng của đội. Trong khi đó, tính chuyên nghiệp của giải đấu vẫn thấp, đào tạo trẻ không được chú trọng, khả năng tự chủ tài chính của các đội bóng cũng không có mà dựa hoàn toàn vào việc bơm tiền của các ông bầu;
Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, lạm phát tăng cao và nhiều ngân hàng bị nợ xấu rất lớn. Dĩ nhiên, trong tình cảnh như thế thì các ông bầu tại V-League (trong đó các ngân hàng chiếm số không nhỏ) cũng không còn khả năng cũng như “hứng” để nuôi bóng đá nữa => dẫn đến việc rút khỏi bóng đá và nhiều CLB bị hoặc suýt bị giải thể.
Với nền tảng đã rối loạn như vậy thì dĩ nhiên đội tuyển cũng khó lòng thi đấu tốt. Trong giai đoạn này, lứa cầu thủ vô địch AFF năm 2008 đã bắt đầu thoái trào, còn lứa kế cận thì không đủ tốt, hệ quả của việc chưa chú trọng đào tạo trẻ trước đó. Vị trí HLV cũng bất ổn sau khi HLV Calisto ra đi: VN chọn ông Falko Goetz (1 HLV từng cầm quân tại Bundesliga) nhưng cũng không thành công, tiếp đó là thất bại toàn tập với HLV nội trong 2 năm 2012-2013.
Ở thời điểm hiện tại, nếu so với giai đoạn 2011-2013 thì bóng đá Việt Nam có những điểm tích cực nhất định: đội tuyển hiện tại đang ở một trình độ cao hơn hẳn so với cách đây 10 năm; lực lượng cũng còn khá trẻ, độ chín sự nghiệp còn ít nhất 4-5 năm nữa. Giải V-League những năm qua cũng có sự phát triển bền vững hơn so với trước đây: không còn tình trạng “bong bóng” tiền thưởng, đào tạo trẻ được chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, những khó khăn cũng không phải là không có, nếu không muốn nói là rất nhiều. Thời điểm hiện tại cũng đang là một giai đoạn khá khó khăn về kinh tế do đại dịch Covid, và thực tế nó đã ảnh hưởng đến V-League khi nhiều đội bóng gặp khó khăn tài chính, tiêu biểu là trường hợp CLB Than Quảng Ninh. Vấn đề tự chủ tài chính của các CLB tại Việt Nam vẫn chưa được giải quyết. Lứa cầu thủ trẻ kế cận chưa sáng nước lắm, nếu nhìn vào màn thể hiện ở vòng loại U23 châu Á vừa rồi, hay những giải trẻ khu vực gần đây nói chung.
>>> Xem thêm tổng hợp các bài: Soi kèo bóng đá tại Bongdavua.TV <<<
Nhìn chung, thành bại một giải đấu cũng không phải là thảm họa, mà quan trọng là sự phát triển lâu dài của nền bóng đá. Chúng ta đã có một giai đoạn với rất nhiều thành công trong những năm qua, nhưng rõ ràng vẫn có rất nhiều việc phải làm nếu như không muốn bóng đá nước nhà quay trở lại vạch xuất phát, chứ chưa nói đến việc tiếp tục tiến bộ hơn trong tương lai. Hy vọng rằng, những nhà điều hành bóng đá Việt Nam sẽ có chiến lược phù hợp để bóng đá Việt Nam tiếp tục phát triển, tránh lặp lại vết xe đổ cách đây 10 năm.
Để theo dõi hành trình của các đội tuyển Việt Nam hãy truy cập ngay kênh: Bóng Đá Vua.